Thực trạng việc lợi dụng trẻ em bán hàng rong?
Có thể bắt gặp được trong cuộc sống thường ngày, việc trẻ em đi bán hàng rong không còn xa lạ gì. Do vậy, các hành vi lợi dụng trẻ em để trục lợi vẫn thường xuyên xảy ra. Vấn nạn này vẫn thường xảy ra tại các thành phố lớn.
Các hình ảnh dễ bắt gặp nhất là hình ảnh những đứa trẻ xách giỏ đồ đựng đầy bông tăm, kẹo cao-su, móc chìa khóa… để mời bán. Việc bán hàng rong của trẻ em xuất hiện nhiều như vậy phần lớn là do có người đứng sau dụ dỗ, bắt ép.
Lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Trẻ em 2016 quy định cụ thể như sau:
“Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cho hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong cụ thể như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Rủ rê trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó, hành vi lợi dụng trẻ em bán hàng rong có thể bị phạt hành chính lên tới 30.000.000 đồng.
Ép buộc trẻ em bán hàng rong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Dựa vào quy định tại Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 ( Điều này được sửa đổi bởi khoản 123 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định cụ thể như sau:
“Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Theo quy định trên, người dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa có thể bị phạt tù đến 07 năm.